Tư vấn

Bói toán tính yêu qua dáng đi

2015-11-05 21:08:46 1742 lượt

So với các bộ phận khác trên cơ thể con người, trong Nhân tướng học thì chân ít được để ý hơn. Song qua kinh nghiệm nhiều đời, cổ nhân đã phát hiện ra mối liên quan bí ẩn giữa đặc điểm, tính cách, số phận của con người với hình dáng, kích thước của chân (cẳng chân, bắp chân, bàn chân...) và dáng đi.

Đi hấp tấp: “Số gian nan không giàu”?

Trước hết là tướng “đi” mà trong văn học Việt Nam qua một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Nhược Pháp ta thấy cô gái đi chùa Hương không dám đi mau vì “ngại chàng chê hấp tấp – số gian nan không giàu”. Còn dưới mắt các nhà nghiên cứu nhân tướng học, cách đi vội vã, vội vàng là biểu lộ của người có tính tình khá “nóng”, dễ “nổi giận” và hay “gây sự”. Nếu “đi như chạy” càng khổ nữa, vì dễ làm “đổ tiền, đổ gạo” rơi vãi trên đường. Tới đây lưu ý bạn đọc cũng đừng có cái nhìn quá “một chiều” về những điều không tốt của tướng đi đó. Vì nếu người đàn ông có tướng đi nhanh như vậy, thậm chí lúc nào cũng như muốn “vượt lên” phía trước – đành rằng cũng khó mà “giàu lên” nhưng lại là người biết “nhìn xuống”, có lòng thương kẻ nghèo hơn mình và biết ứng xử nhanh nhẹn, ứng cơ, hợp lý đấy! Người có “dáng đi đỏng đảnh” như các chú vịt là người rất thích quyến rũ kẻ khác giới. Người có “dáng đi uốn éo” như rắn với cái đầu động đậy nhẹ theo từng bước chân, là người có “trái tim lạnh”, thường mưu lợi riêng cho mình dù phải gây thiệt thòi cho kẻ khác. Đi như con hạc chân cất cao khỏi mặt đất là người thích giấu mình trong đời sống nội tâm, kín đáo và khó chinh phục.

Dáng đi chữ bát

Đi chữ bát tức là khi đi hai gót bàn chân hướng vào hai đầu bàn chân hướng ra thành hình chữ bát. Khi đi tuy dùng lực, nhưng tỏ ra rất vội vàng, nửa thân trên hay lắc sang trái sang phải. Dáng đi này có hàm nghĩa tâm lý và đặc trưng tính cách đó là sẽ bảo thủ, nói chung dáng đi chữ bát không đẹp tí nào, nhưng vì họ đã quen đi như thế, điều đó chứng tỏ trong cuộc sống dù phát sinh sự việc gì họ cũng có thái độ chấp nhận. Họ không dễ dàng thay đổi hành vi của mình.

Đi chữ bát tức là khi đi hai gót bàn chân hướng vào hai đầu bàn chân hướng ra thành hình chữ bát. Khi đi tuy dùng lực, nhưng tỏ ra rất vội vàng, nửa thân trên hay lắc sang trái sang phải. Dáng đi này có hàm nghĩa tâm lý và đặc trưng tính cách đó là sẽ bảo thủ, nói chung dáng đi chữ bát không đẹp tí nào, nhưng vì họ đã quen đi như thế, điều đó chứng tỏ trong cuộc sống dù phát sinh sự việc gì họ cũng có thái độ chấp nhận. Họ không dễ dàng thay đổi hành vi của mình.

Các bộ phận của chân nói gì?

Về đại thể, người đùi đẹp, chân thon dài, mềm mại, đầu gối cân xứng, đặc biệt đối với phụ nữ, là người có tướng phú quý. Chân tuy to rộng nhưng lại lệch, gầy và mỏng là tướng bần tiện. Đùi to mà đầu gối quá nhỏ, hay mắc quan tụng (kiện tụng), thua thiệt. Đầu gối nổi gân có vòng, suốt đời bôn tẩu, lao đao. Đầu gối quá nhỏ, chân lại khẳng khiu yếu đuối như không xương, tướng yểu bần. Da khô đầu gối nhỏ xương so với đùi, đến già vẫn chưa làm nên chuyện gì thành công. Gót chân dày, bắp chân và đùi thon gọn là người có quyền thế, bắp chân ngắn và gót chân lớn thì hay gặp gian nan, vất vả. Nhìn chung, chân người sang thì nhỏ mà dày, chân người hèn thì lớn mà mỏng.

Đường lương duyên bất loạn.

Đường hông nhân có hình như đuôi cây tên, tình đầu bẽ bàng, hoặc tiến đến hôn nhân bị dang dở, vì hoàn cảnh không hợp. Kết quả không bao giờ thành hôn được. Đường hôn nhân có ba đường chỉ nhỏ nằm trong thế tam giác, trên đường chỉ lại có những đường nhỏ chắc ngang là tâm hồn lúc nào cũng bấn loạn, nên hôn nhân bất hòa. Đường hôn nhân, đường liền nhỏ và ngắn lại, lai có đường chắn ngang, đường dưới dài ấy là cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại nhưng cuối cùng vẫn kết quả mỹ mãn.

tags: cuoi hoi tron goi